Dạy trẻ nói ngọng

04/ 01/ 2017 13:39:08 0 Bình luận

Có một số bạn đang học tại trung tâm trẻ tự kỷ Thiên Thần Nhỏ phát âm bị ngọng. Đối với những bạn ngọng ít thì không ảnh hưởng gì nhiều đến quá trình giao tiếp nhưng có những bạn ngọng nhiều nên khi con nói người giao tiếp với con không nghe rõ. Điều này làm cho chất lượng giao tiếp bị giảm, không những thế trẻ có thể tỏ ra khó chịu vì mình nói mà người khác nghe không hiểu...

dạy-trẻ-nói-ngọng-thiên-thần-nhỏ

Dạy trẻ nói ngọng

Sau đây là vài gợi ý, các cha mẹ có thể tham khảo:

Can thiệp cho trẻ nói ngọng bằng phục hồi chức năng/ luyện phát âm

Dạy trẻ cử động miệng- lưỡi và cơ quan phát âm, gồm các cử động:

  • Há to miệng rồi ngậm lại
  • Thè lưỡi dài ra trước, lên trên, sang trái, sang phải.
  • Tập “xì”. Kéo dài âm  càng dài càng tốt
  • Tập thổi ra: kéo dài hơi thổi ra, cho trẻ thổi bóng, thổi kèn hoặc thổi bong bóng xà phòng.

Dạy trẻ tạo âm: xem trẻ nói âm nào không rõ, sửa các âm sai đó

  • Nếu trẻ ngọng cả nguyên âm và phụ âm , bắt đầu dạy trẻ tạo các nguyên âm: a,o,u,ư,I,e,ê,ô,ơ.

Khi trẻ nói các nguyên âm rõ rồi  mới chuyển sang tập phụ âm.

  • Dạy trẻ tạo các phụ âm môi: m, b

           Khi trẻ nói âm đó rõ, hãy ghép âm đó với một nguyên âm, ví dụ: mama, baba…và các nguyên âm khác như: mimi, bê bê…

  • Sau đó dạy trẻ các từ đơn giản như: bà, mẹ, bố, bé

Hãy làm một bộ tranh hoặc cắt các tranh từ đồ vật, tạp chí, sách báo. Xếp các tranh này theo bộ: theo các âm đầu, âm cuối hoặc thanh điệu.

Đồ dùng, phương tiện giao thông, đồ ăn, các hành động…

Khi dạy trẻ nói từ đơn nên dùng tranh để dạy. Như vậy trẻ sẽ hứng thú hơn. Hãy biến các hoạt động dạy này thành các trò chơi.

Ví dụ: Chơi trò “giấu tranh”. Để ra 3-5 tranh và giới thiệu tên các tranh với trẻ. Giấu 1-2 cái đi rồi hỏi  trẻ xem:” mất tranh nào?”

Sau đó để trẻ giấu tranh còn bạn đoán.

Có thể chơi nhiều trò chơi khác như: mua bán tranh, so cặp tranh…

  • Tiếp tục dạy trẻ tạo các phụ âm khó hơn như âm t, đ, x, d, ch, c, kh, g,…

Sau đó lại ghép các phụ âm này với các nguyên âm khác nhau như  ta, xa…

Khi trẻ tạo các âm này đã rõ, hãy để trẻ nói các từ đơn chứa các âm bạn vừa dạy: tai, táo, to, túi…

Sau cùng, khi trẻ đã nói được nhiều từ đơn, hãy để trẻ ghép 1-2 từ thành các câu ngắn.

Hãy chú ý sửa âm khi trẻ nói chuyện, khi đọc sách…Thường khi tập nói từng từ thì nói đúng, nhưng khi nói chuyện trẻ vẫn mắc lỗi.

Nguyễn Mai ( trung tâm Thiên Thần Nhỏ )